Sạt lở bờ sông, bờ biển luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu
tại tất cả các nước trên thế giới. Với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến
ngày càng phức tạp, việc tìm ra một kết cấu chống sạt lở hoạt động hiệu quả,
chi phí xây dựng không quá lớn và thân thiện với môi trường đang được đặt lên
hàng đầu với các kĩ sư thiết kế.
Thực tế chỉ ra rằng
các kết cấu kè cứng truyền thống với chi phí đầu tư xây dựng ban đầu thường rất
lớn nhưng vẫn không thật sự hiệu quả, vật liệu cứng gây ra sóng phản xạ lớn tạo
ra xói sâu trước chân kè, đồng thời vật liệu cứng (đá hộc, khối bêtông) dễ bị
lún chìm vào nền đất dưới tác động của sóng, dòng chảy..Kêt cấu không thân thiện
với môi trường.
Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, vải địa kỹ thuật đã
được ứng dụng trong các công trình bảo vệ bờ biển ở Hà Lan với chức năng chính
là thay thế cho các lớp lọc ngược bằng cát sỏi bên dưới kết cấu đá hộc.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, vải địa kỹ thuật ngày càng được
phát triển cả về tính năng kỹ thuật lẫn lĩnh vực áp dụng. kể từ đầu thập niên
1990, vải địa kỹ thuật bắt đầu được sử dụng dưới dạng các túi được lấp đầy cát.
Mô hình thí nghiệm tại đại học…- Hanover - Đức:
Vật liệu mềm modun đàn hồi và dung trọng của túi cát chỉ bằng hoặc nhỏ hơn đất nền tự nhiên nên hầu
như không có xói cục bộ tại chân kè và không bị lún chìm như vật liệu cứng. Chi
phí đầu tư xây dựng ban đầu không quá lớn và kết cấu thân thiện với môi trường.
Chính vì những ưu điểm trên, kết cấu kè mềm đang dần trở thành sự lựa chọn ưu
tiên của các kỹ sư thiết kế trong các công trình chống sạt lở.
Các dự án tiêu biểu chống sạt lở sử dụng kết cấu kè mềm SoftRock:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét